Điện thoại camera 108MP rất ấn tượng nhưng cảm biến 12MP vẫn đủ xài
Xem nhanh [ẨnHiện]
- 1 Camera càng nhiều pixel, ảnh và video chiếm càng nhiều dữ liệu
- 2 Thiết bị xuất hình ảnh chỉ hiển thị ảnh 12 MP
- 3 Quay video chỉ giới hạn ở mức 4K hay 8.3 triệu điểm ảnh
- 4 Chất lượng hình ảnh không hoàn toàn phụ thuộc độ phân giải
- 5 Phần mềm xử lý mang đến chất lượng tốt hơn
- 6 Ánh sáng thấp và kích thước pixel
- 7 Cảm biến 12 MP có đủ dùng?
Thật bất ngờ khi các điện thoại trong phân khúc tầm trung hiện nay của một số hãng đã được nâng cấp hệ thống camera với thông số ấn tượng 48 MP. Hay thậm chí là 108 MP của Xiaomi vừa ra mắt với tên gọi Mi Note 10. Tuy nhiên các ông lớn như Apple, Samsung, Google vẫn chỉ sử dụng camera 12 MP cho các model của mình.
>> Xem thêm:
- Đánh giá Xiaomi Mi Note 10: Camera 108 MP hoàn hảo, pin 5260 mAh
- Top 5 smartphone camera 48 MP đáng mua năm 2019: Trung Quốc chiếm ưu thế
Vậy liệu khi sử dụng cảm biến lớn có ảnh mang đến chất lượng hình ảnh tốt hơn và có cần thiết không, hay chúng ta chỉ cần cảm biến 12 MP là đủ dùng. Trong bài viết này chúng ta sẽ phân tích từng khía cạnh để có cái nhìn khách quan hơn.
Sở hữu cảm biết lớn ít nhiều gì cũng liên quan đến một số vấn đề như: không gian lưu trữ, thời gian xử lý hình ảnh, chất lượng, độ phân giải video...Ngoài ra việc trang bị cảm biến lớn cũng ảnh hưởng gián tiếp đến thiết bị của bạn như hiệu suất chụp ảnh và thời lượng sử dụng pin.
Camera càng nhiều pixel, ảnh và video chiếm càng nhiều dữ liệu
Đánh giá những hình ảnh có lượng pixel càng nhiều thì điện thoại phải xử lý dữ liệu càng nhiều, điều này ảnh hưởng đến việc xử lý các tác vụ chậm và tiêu tốn năng lượng hơn. Đặc biệt đối với quá trình xử lý ảnh phức tạp, khi người dùng chụp ảnh ở chế độ Night Mode hay Portrait Mode thì điều này càng thể hiện rõ hơn.
Bên cạnh đó, đối với những bức ảnh có độ phân giải càng cao thì mức dung lượng lưu trữ càng nhiều. Hầu hết các model ra mắt gần đây đều có xu hướng tích hợp bộ nhớ lưu trữ trực tiếp vào điện thoại và loại bỏ thẻ nhớ ngoài. Chính vì vậy, hình thức lưu trữ nhanh và an toàn nhất được người dùng lựa chọn là lưu trữ đám mây.
Nhưng việc này đòi hỏi thiết bị của bạn cần đáp ứng tốt tốc độ dữ liệu ở mức cao và Wifi mạnh để sao lưu ảnh. Hơn hết, người dùng phải mất một khoảng chi phí để mua thêm dung lượng lưu trữ nếu hình ảnh và video quá nhiều.
Thiết bị xuất hình ảnh chỉ hiển thị ảnh 12 MP
Dường như hiện nay, việc xuất hình ảnh hay video chụp được từ điện thoại lên màn hình Ultra HD. Được biết màn hình này chỉ có khoảng 8. 3 triệu (8.3 MP) điểm ảnh. Chính vì vậy đây cũng là một trong những lý do cho thấy cảm biến 12 MP là quá đủ dùng để hầu hết các màn hình đều hiển thị sắc nét.
Bao gồm cả màn hình điện thoại, máy tính, TV hay thậm chí là máy chiếu....Nếu bạn để ý thì dường như các flagship của Apple, Samsung như iPhone 11 Pro, Pro Max, Galaxy Note 10 hay Galaxy S10...đều có độ phân giải 12 MP hoặc thấp hơn nhiều.
Quay video chỉ giới hạn ở mức 4K hay 8.3 triệu điểm ảnh
Trong năm 2019 các thiết bị đòi hỏi phải có quay video độ phân giải Ultra HD 4K và đây được xem là tiêu chuẩn của điện thoại. Điều này khiến người dùng nghĩ rằng phải tích hợp camera cực khủng thì mới làm được. Tuy nhiên bạn chỉ cần sở hữu smartphone có cảm biến 10 MP là có thể quay video 4K.
Trong khi đó đối với điện thoại sở hữu camera 12 MP thì làm điều này thật sự dễ dàng, chỉ cần CPU và chip xử lý ảnh IPS được hỗ trợ quay video 4K. Cách đây không lâu Qualcomm đã ra mắt chip xử lý mới với tên gọi Snapdragon 865, vi xử lý này có khả năng quay video 8K.
Được biết để quay video với độ phân giải này đòi hỏi thiết bị của bạn phải có camera lớn hơn 33 MP. Mặc dù quay video có chất lượng tốt, độ phân giải cao sắc nét nhưng các thiết bị màn hình hỗ trợ hiển thị video độ phân giải 8K có mức giá rất đắt và cũng không đủ phổ biến để bạn có thể chia sẻ video cho nhiều người. Hơn nữa việc lưu trữ cũng là cả vấn đề đối với bạn.
Chất lượng hình ảnh không hoàn toàn phụ thuộc độ phân giải
Như đã nói chất lượng hình ảnh không phụ thuộc trực tiếp vào pixel. Để có những bức ảnh có chất lượng cao phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: dải động rộng, độ chính xác của màu sắc, chất lượng phần cứng (ống kính), phần mềm xử lý...Bằng chứng là dựa trên các model trên Pixel 4, iPhone 11 Pro và Samsung Galaxy Note 10+.
Ngoài ra khi so sánh giữa 1 cảm biến 12 MP của Google Pixel = trong năm 2016 và 1 cảm biến 12 MP trong năm 2019 ta có thể thấy được yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh. Dựa trên hình ảnh dưới đây của Pixel đời đầu và Pixel 4 ta có thể thấy rõ. Cả 2 thiết bị đều được trang bị camera 12 MP, nhưng máy ảnh Pixel 4 thu được nhiều thông tin màu sắc và có dải động rộng tốt hơn so với Pixel đời đầu.
Hình ảnh được chụp từ cảm biến 12 MP của Google Pixel trong năm 2016
Hình ảnh được chụp từ cảm biến 12 MP của Google Pixel 4 trong năm 2019
Điều này được lý giải nhờ phần cứng được cải tiến và trang bị những thuật toán mới tốt hơn so với thế hệ cũ. Trong khi Google dựa vào thuật toán để mang đến những hình ảnh có chất lượng đẹp thì các nhà sản xuất Android đi theo xu hướng trang bị camera có độ phân giải lớn.
Công nghệ được các nhà sản xuất sử dụng có tên là pixel binning, đây thực chất là công nghệ gộp điểm ảnh. Điều này có nghĩa là hãng sẽ thực hiện gộp 4 pixel đơn lẻ thành 1 pixel lớn như biến hình ảnh 40 MP thành 10 MP. Nếu bạn muốn chụp ảnh ở độ phân giải đầy đủ thì bạn phải đánh đổi dải động rộng và khả năng thu sáng.
Giả thiết trên cho thấy được việc điện thoại sở hữu camera 12 MP thông thường sẽ giảm được đáng kể thời gian xử lý. Bởi nó không cần trải qua quá trình gộp điểm ảnh, điều này mang đến chất lượng ảnh chụp tốt hơn và mượt mà hơn so với các điện thoại gộp điểm ảnh.
Phần mềm xử lý mang đến chất lượng tốt hơn
Hiện tại trên các điện thoại đều được tích hợp các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh mang đến chất lượng chụp ảnh tốt hơn và đóng vai trò quan trọng hơn nhiều. Cụ thể "Camera AI" là đều mà các hãng sản xuất điện thoại mang đến cho người dùng. Việc xử lý ảnh là thứ sẽ quyết định chất lượng ảnh chụp cuối cùng.
Dựa vào hình ảnh chụp từ OnePlus 7 Pro, một hình được chụp bằng phần mềm gốc và một hình được bằng phần mềm APK Google Camera. Nhìn vào hình ảnh chúng ta có thể rõ màu sắc, độ sắc nét và dải động rộng của hai bức hình khác nhau như thế nào.
Hình ảnh chụp bằng phần mềm gốc của OnePlus
Hình ảnh chụp bằng phần mềm Google camera
Hình ảnh được chụp từ phần mềm của Google có dải động rộng lớn hơn rất nhiều, rõ nhất ở nửa bên trái, màu sắc của hình ảnh cũng có phần thực hơn. Trong khi đó, phần mềm chụp ảnh của OnePlus có độ tương phản và bão hòa nhiều hơn, nhưng cuối cùng hình ảnh lại thiếu đi nhiều chi tiết.
Ánh sáng thấp và kích thước pixel
Điện thoại của bạn sẽ thu sáng tốt hơn nhờ vào độ phân giải thấp bởi nó giúp mỗi điểm ảnh riêng lẽ lớn hơn. Do đó camera 12 MP sẽ chụp ảnh tốt hơn camera 48 MP trong môi trường ánh sáng yếu. Dựa vào hình ảnh được chụp trên Xiaomi Mi 9 dưới đây ta có thể thấy rõ, với chế độ chụp 48 MP ảnh bị mất khá nhiều thông tin về màu sắc và dải động rộng.
Hình ảnh chụp bằng chế độ 48 MP trên Xiaomi Mi 9
Hình ảnh chụp bằng chế độ tự động
Kích thước cảm biến càng lớn, khả năng thu được ánh sáng càng cao. Chính vì vậy điện thoại Huawei được trang bị cảm biến lớn hơn so với các model của Apple và Samsung. Cảm biến lớn hơn đồng nghĩa với việc hứng được nhiều ánh sáng hơn, từ đó cho bức ảnh sáng hơn khi chụp trong môi trường tối.
Cảm biến 12 MP có đủ dùng?
Thật sự không cần phải trang bị cảm biến quá lơn cho điện thoại của mình, do những hạn chế về phần cứng, không gian lưu trữ và chất lượng ống kính... Thay vào đó, nên tập trung vào việc phát triển các thuật toán để tối ưu hóa với phần cứng, tạo hình ảnh tốt và mang đến trải nghiệm mượt mà hơn cho người dùng.
Việc tích hợp độ phân giải cao hơn cần thời gian và đòi hỏi CPU phải mạnh hơn cũng như có nhiều không gian lưu trữ hơn. Còn thời điểm hiện tại thì camera 12 MP vẫn quá đủ dùng đối với hầu hết các tác vụ cơ bản.
XTmobile.vn