1800.6229 Tổng đài miễn phí
1800.6229 Tổng đài miễn phí
Hệ thống 10 cửa hàng
  • 291 Đường 3 Tháng 2, P 10, Q 10, HCM
  • 396 Nguyễn Thị Thập, P Tân Quy, Q 7, HCM
  • 50 Trần Quang Khải, P Tân Định, Q 1, HCM
  • 43 Lê Văn Việt, P Hiệp Phú, Q 9, HCM
  • 437 Quang Trung, P 10, Q Gò Vấp, HCM
  • 421 Hoàng Văn Thụ, P 2, Q Tân Bình, HCM
  • 666-668 Lê Hồng Phong, P 10, Q 10, HCM
  • 488 Phạm Văn Thuận, P Tam Hiệp, Biên Hòa, ĐN
  • TTBH: 668 Lê Hồng Phong, P 10, Quận 10, HCM
  • Online Shop: Giào hàng tận nơi (Nội thành 2 tiếng)

Mẹo cấp cứu điện thoại bị vô nước hiệu quả trong mùa mưa này!

Avatar adminTrieu Vy   Ngày đăng: 23-04-2023Cập nhật: 09-05-2023

Mùa mưa đến rồi: Mách bạn các mẹo xử lý điện thoại bị ngấm nước cực kỳ hiệu quả!

Điện thoại là một trong những thiết bị điện tử dễ hư hỏng nhất khi bị ngấm nước. Do đó, bất cứ người dùng smartphone nào cũng nên nắm được cách xử lý điện thoại khi bị vô nước để bảo vệ thiết bị của mình. Trong bài viết dưới đây, XTmobile đã nêu ra quy trình "cấp cứu" điện thoại mà bạn không nên bỏ qua.

Điều gì sẽ xảy ra nếu điện thoại bị vô nước?

Một chiếc điện thoại thông minh được cấu thành từ nhiều linh kiện điện tử khác nhau, do đó khi thiết bị ngấm nước, có thể dẫn đến các hư hỏng như sau: 

  • Điện thoại bị sập nguồn, không thể mở lên và không thể thực hiện bất kỳ chức năng nào.
  • Cảm ứng bị loạn, không thao thể thao tác như ý muốn, hoặc có thể bị liệt hoàn toàn.
  • Loa điện thoại bị rè, âm thanh phát ra nhỏ và chập chờn.
  • Camera điện thoại không thể hoạt động bình thường.
  • Màn hình bị mờ, sọc, hoặc tối đen.
  • Không thể kết nối với SIM hay Wifi.

Những hư hỏng khi điện thoại bị vào nước

Những điều nên làm khi điện thoại bị ngấm nước

Lấy điện thoại ra khỏi nước và tắt nguồn thiết bị

Trước tiên, bạn cần lấy điện thoại ra khỏi khu vực có nước hoặc ẩm ướt càng nhanh càng tốt. Cùng lúc, bạn hãy hướng chiều các cổng kết nối xuống dưới để nước có thể thoát ra ngoài và tránh tình trạng nước bị chảy ngược vào bên trong máy.

Tắt nguồn điện thoại ngay khi bị vào nước

Sau khi thực hiện bước trên, bạn cần tắt nguồn điện thoại ngay lập tức. Việc tắt nguồn thiết bị sẽ tránh cho nước len lỏi vào những bo mạch, gây chạm và đứt mạch điện nếu điện thoại vẫn còn đang hoạt động,

Lau khô bên ngoài điện thoại

Đối với loại nước bình thường như nước suối, bạn có thể sử dụng khăn vải mềm, ráo nước để lau khô bề mặt điện thoại. Sau đó, bạn hãy dùng tăm bông để lau sạch các cổng kết nối như cổng sạc, cổng cắm tai nghe để thiết bị khô hoàn toàn.

Lau khô bên ngoài điện thoại bằng khăn mềm

Tuy nhiên, với các chất lỏng khác như nước ngọt hay nước muối, bạn cần sử dụng khăn ẩm để lau và loại bỏ nhanh chóng nước bám vào điện thoại. Việc làm này sẽ giúp hạn chế khả năng gây bào mòn thiết bị do các loại nước kể trên gây ra. Cuối cùng, bạn hãy sử dụng một chiếc khăn sạch và khô ráo để lau chùi lại điện thoại một lần nữa. Lưu ý hãy chọn một chiếc khăn mềm mại để tránh làm xước máy.

Làm khô bên trong điện thoại

Đừng tự ý tháo rời các linh kiện, thay vào đó bạn có thể làm khô sâu bên trong thiết bị bằng các cách sau

  • Đặt điện thoại vào trong bao gạo: Đây là cách làm khá dân dã nhưng lại rất hiệu quả do gạo có khả năng hút nước tốt. Vì thế khi đặt điện thoại vào bao gạo từ 1 - 2 ngày sẽ giúp điện thoại mau ráo nước. 
  • Đặt điện thoại trên một chiếc khăn mềm ở nơi có gió: Hãy đặt chiếc điện thoại ngấm nước lên trên chiếc khăn sạch và khô ở những nơi thoáng mát để máy được hong khô tự nhiên. Tuy vậy, bạn không nên để thiết bị tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu và khiến điện thoại sinh nhiệt và hư hỏng.

Đặt điện thoại vào trong bao gạo để hút ẩm điện thoại

Khởi động và sử dụng thử điện thoại

Sau khi đợi máy khô hoàn toàn, bạn có thể thử cắm sạc và khởi động lại máy. Lúc này bạn hãy kiểm tra hết tất cả tính năng của thiết bị để đảm bảo chiếc điện thoại vẫn hoạt động ổn định. Tuy nhiên, nếu bạn đã thực hiện theo tất cả bước trên mà điện thoại vẫn không thể lên nguồn thì hãy nhanh chóng đem thiết bị đến trung tâm bảo hành và sữa chửa một cách nhanh nhất.

Những sai lầm thường gặp khi xử lý điện thoại bị vô nước

Không quá khó để xử lý một chiếc điện thoại bị vô nước, thế nhưng nhiều người dùng lại hay mắc phải những sai lầm dưới đây khiến cho thiết bị không thể hoạt động được nữa:

  • Làm khô điện thoại bằng máy sấy: cách làm này sẽ khiến nước bị đẩy vào sâu bên trong điện thoại, điều này làm thiết bị càng nhanh hỏng hơn.
  • Bỏ điện thoại vào tủ lạnh: việc làm này không những không giải quyết được vấn đề mà còn khiến điện thoại bị chạm mạch, gây tắc nghẽn hoạt động của các linh kiện bên trong.
  • Lắc mạnh, đập gõ điện thoại: nước sẽ di chuyển lung tung trong máy và có nguy cơ lọt sâu hơn trước.
  • Sạc điện thoại ngay lập tức: đừng hy vọng sạc điện thoại có thể làm nóng thiết bị và giúp máy mau ráo nước, cách làm này rất nguy hiểm vì có thể gây giật điện hoặc cháy nổ.

Không nên lắc mạnh điện thoại bị vô nước

Tạm kết

Trong bài viết trên, XTmobile đã tổng hợp những mẹo xử lý điện thoại bị vào nước hiệu quả nhất. Hy vọng bạn đọc có được những thông tin hữu ích để chăm sóc chiếc "dế" yêu trong mùa mưa sắp đến. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau!

Xem thêm:

XTmobile.vn

Là một người trẻ đầy nhiệt huyết, mình không chỉ viết mà còn kể những câu chuyện công nghệ, giúp bạn đọc cảm nhận và kết nối với thế giới số thông qua từng con chữ. Mong rằng qua những bài viết của mình, bạn sẽ tìm thấy niềm vui và kiến thức bổ ích!

X Đóng
Nhập thông tin của bạn

Lên trên
Bạn vui lòng chờ trong giây lát...
Trang chủ
Danh mục
Cửa hàng
HOTLINE
Zalo